Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản là thủ tục được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Nhật Bản thực hiện để đảm bảo giấy tờ của Việt Nam được sử dụng hợp pháp tại Nhật Bản và giấy tờ của Nhật Bản được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về danh sách các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Nhật Bản cũng như thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản.
Quy định về Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản
Hiện nay, theo nguyên tắc có đi có lại, các giấy tờ hộ tịch do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Nhật Bản cấp được miễn Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự để sử dụng tại nước còn lại. Các giấy tờ này bao gồm:
- sổ hộ khẩu,
- giấy khai sinh,
- giấy đăng ký kết hôn,
- giấy khai tử,
- giấy chứng nhận độc thân
- ….
Như vậy, các giấy tờ thường được hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
- Bằng đại học, văn bằng, chứng chỉ,
- Xác nhận kinh nghiệm,
- Lý lịch tư pháp,
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp,
- Hóa đơn,
- Chứng nhận xuất xứ,
- Chứng nhận số lượng và chất lượng,
- …..
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản
Trong phần này, Vietnam-visa sẽ hướng dẫn bạn từng bước của quy trình hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể bao gồm:
- Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Nhật Bản, và
- Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam
Ngoại trừ các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản nêu trên, tất cả các giấy tờ của Việt Nam, muốn được sử dụng hợp pháp tại Nhật Bản, đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo 03 bước dưới đây:
►Bước 1: Dịch thuật công chứng
Bạn mang bản gốc giấy tờ tới Phòng công chứng Nhà nước hoặc Phòng tư pháp để dịch thuật công chứng sang tiếng Nhật.
∆ Xem thêm:
►Bước 2: Chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam
Bạn sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:
- tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự online.
- Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
- 01 bản gốc + 01 bản chụp Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự & bản dịch thuật công chứng
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
Bạn mang hồ sơ tới Cục Lãnh sự Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc các bộ phận tiếp nhận được Bộ Ngoại giao ủy quyền để nộp:
- Cục lãnh sự Hà Nội: 40 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội;
- Sở Ngoại vụ TP HCM: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Thời gian chứng nhận lãnh sự tại Cục lãnh sự Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ TPHCM thông thường là 5 – 10 ngày.
►Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan ngoại giao của Nhật Bản tại Việt Nam
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản gốc + bản photo giấy tờ đã được Bộ Ngoại giao Việt nam chứng nhận lãnh sự;
- Đơn yêu cầu Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản;
- Giấy ủy quyền nếu ủy quyền cho người khác làm thay.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự:
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình
- Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3
Trên đây là toàn bộ thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Nhật Bản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đăng ký tư vấn ngay với chuyên gia hợp pháp hóa lãnh sự của Vietnam-visa.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Nhật Bản
Để có thể sử dụng các giấy tờ của Nhật Bản tại Việt Nam, trừ giấy tờ hộ tích, bạn phải thực hiện 3 bước của quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Nhật Bản dưới đây:
► Bước 1: Công chứng
Bạn mang bản gốc giấy tờ tới văn phòng công chứng để công chứng giấy tờ. Sau đó, bạn mang giấy tờ được công chứng tới Cục pháp chế quản lý văn phòng công chứng đó để xin Chứng nhận con dấu của công chứng viên.
∆ Riêng đối với các văn phòng công chứng tại Tokyo, Kanagawa, Shizouka, Aichi, Osaka, Saitama, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Chiba, Nagano và Niigata, bạn có thể công chứng và xin Chứng nhận con dấu của công chứng viên ngay tại văn phòng công chứng.
∆ Lưu ý: Các giấy tờ chính thức do các cơ quan nhà nước cấp thỏa mãn 3 điều kiện dưới đây không cần phải công chứng:
- Ngày cấp ghi trên giấy tờ không quá 03 tháng tính đến ngày xin chứng nhận lãnh sự,
- Trên giấy tờ có ghi rõ tên của cơ quan/tổ chức cấp (tên và chức danh của người cấp), và
- Trên giấy tờ có đóng dấu chính thức của cơ quan/tổ chức cấp (không phải là con dấu hoặc chữ ký của cá nhân).
► Bước 2: Chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản
Sau khi thực hiện thực hiện công chứng ở bước 1, bạn chuẩn bị hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ Nhật Bản như sau:
- Bản gốc giấy tờ đã được công chứng (hoặc bản gốc giấy tờ không cần công chứng theo quy định ở trên),
- Tờ khai yêu cầu chứng nhận lãnh sự Nhật Bản (tải tại đây – xem mẫu điền sẵn tại đây),
- Bản chụp giấy tờ nhân thân (bằng lái xe, căn cước công dân, hộ chiếu);
- Giấy ủy quyền khi nhờ người nộp hộ (nếu yêu cầu) (tải tại đây);
- Phong bì thư hoặc Gói thư (レターパッ) đã dán tem và ghi rõ địa chỉ nhận nếu muốn nhận kết quả qua dường bưu điện;
Sau đó, bạn gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ trơ trực tiếp tại
- Bộ phận chứng nhận của Bộ ngoại giao Nhật Bản:
- Ministry of Foreign Affairs South Building 1 F, Kasumigaseki 2-2-1, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8919
- ĐT: 03-3580-3311 – số máy lẻ 2308 (từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ, có thể gọi trong khoảng thời gian 9:00-12:30, 13:30-17:00)
- Bộ phận chứng nhận – Văn phòng liên lạc Osaka:
- tầng 4, Osaka National Government Building Số 4, 4-1-76 Otemae Chuo-ku, Osaka, 540-0008
- ĐT: 06-6941-4700 (từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ), có thể gọi trong khoảng thời gian 09:00-12:15, 13:15-17:00
- Giờ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp 10:00-12:15, 13:15-15:00
Thời gian chứng nhận lãnh sự Nhật Bản là khoảng 3 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
∆ Một số lưu ý quan trọng khi chứng nhận lãnh sự hồ sơ, giấy tờ Nhật Bản:
- Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bạn phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu. Nếu không, hồ sơ của bạn sẽ được trả lại mà không được chứng nhận lãnh sự, kèm theo lý do bị trả lại.
- Bộ phận chứng nhận của Bộ ngoại giao Nhật Bản hay văn phòng liên lạc Osaka không nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện quốc tế, và chỉ gửi kết quả tới địa chỉ tại Nhật Bản và không gửi tới địa chỉ của ĐSQ/LSQ của nước ngoài tại Nhật Bản.
- Giấy tờ được chứng nhận lãnh sự sẽ được gửi về địa chỉ của người yêu cầu.
- Bạn không thể nhận kết quả trực tiếp nếu nộp hồ sơ qua bưu điện.
∆ Quan trọng:
- Nếu bạn công chứng tại bộ phận một cửa của các văn phòng công chứng tại Tokyo, Kanagawa, Shizuoka, Aichi and Osaka, nếu bạn yêu cầu, cơ quan công chứng này có thể thực hiện công chứng đồng thời xin chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao. Bạn có thể xem danh sách:
► Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự
Bạn nộp các giấy tờ sau đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản:
- Tờ khai đề nghị hợp pháp hóa (tải tại đây);
- Bản gốc + 01 bản copy giấy tờ tài liệu cần hợp pháp hóa đã được Bộ Ngoại giao Nhật bản chứng nhận lãnh sự;
- Tờ khai đề nghị dịch sang tiếng Việt và công chứng bản dịch (nếu cần). Chúng tôi khuyên bạn nên dịch thuật công chứng luôn để có thể sử dụng tại Việt Nam).
- bì thư cỡ A4, dán sẵn Yu pack loại chakubarai xin ở Kombini (xem mẫu), ghi sẵn địa chỉ nhà mình, số di động liên lạc.
Bạn sẽ nhận được kết quả hợp pháp hóa lãnh sự sau khoảng 5-10 ngày làm việc.
Như vậy, Vietnam-visa đã cùng bạn đi chi tiết vào 03 bước trong quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chuyên gia hợp pháp hóa lãnh sự của Vietnam-visa để được tư vấn giải đáp.
Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản
Hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu của Việt Nam để sử dụng tại Nhật Bản, hay hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu của Nhật Bản để sử dụng tại Việt nam là một quá trình phức tạp. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm, vấn đề này chắc chắn sẽ khiến bạn đau đầu.
Để tiết kiệm thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc cho chính bản thân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản của Vietnam-visa.com.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói, bao gồm:
- Dịch thuật công chứng;
- chứng nhận lãnh sự;
- hợp pháp hóa lãnh sự;
- chuyển phát tài liệu tới địa chỉ yêu cầu trong nước và quốc tế
cho nhiều cá nhân cũng như công ty.
Phí dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản
Phí Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Nhật Bản
Loại dịch vụ |
Loại giấy tờ |
Phí |
Thời gian xử lý |
Dịch thuật công chứng |
Không phân biệt |
300.000 đồng/trang |
3 ngày làm việc |
Chứng nhận lãnh sự Bộ Ngoại giao VN |
Bản gốc |
400.000 đồng/tem |
4 ngày làm việc |
1.600.000 đồng/tem |
2 ngày làm việc |
||
2.600.000 đồng/tem |
1 ngày làm việc |
||
Bản dịch |
500.000 đồng/tem |
6 ngày làm việc |
|
Hợp pháp hóa lãnh sự tại ĐSQ/TLSQ Nhật Bản tại VN |
Không phân biệt |
Liên hệ |
Phí Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam
Loại giấy tờ |
Phí |
Thời gian xử lý |
Bằng cấp, chứng chỉ (chủ giấy tờ có mặt tại Việt Nam) |
160 USD/giấy tờ |
10 ngày làm việc |
Xác nhận kinh nghiệm |
800 USD/giấy tờ |
5 tuần |
Xác nhận chuyên gia |
800 USD/giấy tờ |
5 tuần |
Thư bổ nhiệm |
800 USD/giấy tờ |
5 tuần |
Giấy tờ khác |
Liên hệ |
5 tuần |
Mọi thắc mắc liên quan đến hồ sơ, trình tự thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự Nhật Bản, vui lòng liên hệ:
- Hotline/Zalo/WhatsApp/Viber: +84.946.583.583
- Tại Hà Nội: Tầng 23, Tòa nhà Vinaconex 9, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Phòng 403, Toà nhà Win home, 03 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú nhuận, TP Hồ Chí Minh