• Home
  • Blog
  • Hướng dẫn làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Hướng dẫn làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Cập nhật lần cuối: Jul 14, 2023

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin để làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, trong đó có cả người nước ngoài đang ở Việt Nam và người nước ngoài đã từng lưu trú tại Việt Nam, thì bài viết dưới đây chính là nguồn thông tin hữu ích dành cho bạn.

Hiên nay, phiếu Lý lịch tư pháp Việt Nam là một trong những giấy tờ bắt buộc đối với

  • người nước ngoài đang ở Việt Nam có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam để thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động, …. và
  • người nước ngoài đã từng lưu trú tại Việt Nam muốn thực hiện thủ tục di cư sang một nước khác, …
Mẫu Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài - Phiếu số 1 & Số 2
Mẫu Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài – Phiếu số 1 & Số 2

Do đó, người quen, người thân hoặc bộ phận nhân sự của các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc chắc chắn đang muốn biết làm thế nào để xin được phiếu lý lịch tư pháp cho các đối tượng này, cũng như điều kiện, thời gian xử lý, chi phí và thời hạn hiệu lực.

Để việc xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài được thực hiện thuận tiện và dễ dàng nhất, Vietnam-visa đã tổng hợp tất tần tật các thông tin về lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, bao gồm:

  • Cơ sở pháp lý về Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài,
  • Điều kiện để Người nước ngoài có thể xin Lý lịch tư pháp Việt Nam,
  • Nơi nộp hồ sơ xin Lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài,
  • Phí làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài,
  • Thời gian cấp Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài,
  • Hiệu lực của Phiếu Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài,
  • Hồ sơ xin cấp Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài,
  • Thủ tục xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài,
Hướng dẫn làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài
Hướng dẫn làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

1. Cơ sở pháp lý về Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

2. Điều kiện xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, thì các đối tượng người nước ngoài sau đây có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam:

  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, và
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

3. Nộp hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài ở đâu?

Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về Thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thì:

  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam sẽ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam tại Sở tư pháp nơi lưu trú, ví dụ:
    • Người nước ngoài đang lưu trú tại Hà Nội sẽ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Hà Nội tại địa chỉ 1B Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội;
    • Ngước nước ngoài đang lưu trú tại TP HCM sẽ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp Tp HCM tại địa chỉ 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
    • Người nước ngoài tại Đà Nẵng xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp TP Đà Nẵng tại địa chỉ 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
    • …..
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam sẽ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho thời gian lưu trú tại Việt Nam ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, địa chỉ:
    • Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Hành Chính – Thư viện, số 09 phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
    • Số điện thoại: (024)3203.1313

4. Phí làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài là bao nhiêu?

Mỗi Người nước ngoài làm Lý lịch tư pháp đều phải nộp khoản phí Lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/phiếu.  Phí này có thể được thanh toán theo 03 hình thức:

  • Chuyển vào tài khoản của đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (có thể thực hiện bằng đồng ngoại tệ);
  • Nôp trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam); hoặc
  • Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí tới Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam).

Ngoài ra, nếu xin qua đường bưu điện hoặc xin online, người yêu cầu cũng sẽ phải thanh toán khoản tiền chuyển phát khoảng:

  • 20.000 – 60.000 đồng nếu chuyển phát tại Việt Nam, hoặc
  • 700.000 – 2.000.000 đồng nếu chuyển phát đi nước ngoài.

5. Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu nhận kết quả bưu điện, bạn sẽ cần thêm  1 – 3 ngày để kết quả được gửi tới địa chỉ yêu cầu.

6. Hiệu lực của Phiếu Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Hiện nay, không có văn bản nào quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của Lý lịch tư pháp nói chung cũng như thời hạn của Lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài.

Thời hạn lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thể được quy định cụ thể theo mục đích sử dụng phiếu Lý lịch tư pháp, ví dụ:

  • Ví dụ, theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, thì Lý lịch tư pháp của người nước ngoài phải được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

7. Hồ sơ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Để xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài, người xin cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

Hình thức xinTự xin trực tiếp tại cơ quan cấpỦy quyền xin trực tiếp tại Cơ quan cấpLàm Lý lịch tư pháp onlineLàm Lý lịch tư pháp qua bưu điện
Hồ sơ+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP);
+ Bản sao công chứng hộ chiếu;
+ Bản sao công chứng Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam);
+ Tờ khai yêu cầu cấp Lý lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
+ Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
+ Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Pháp luật (người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ).
+ Bản sao công chứng CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
+ Bản in Tờ khai xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam được điền theo hướng dẫn tại đây.
+ Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký tạm trú (nếu đang ở Việt Nam);
+ Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện,
+ Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);
 
+ Tờ khai lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP);
+ Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu;
+ Bản sao công chứng/chứng thực Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam);
+ Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện,
+ Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);
Lưu ýNgười nước ngoài chỉ có thể ủy quyền cho người khác xin Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.Hồ sơ phải được gửi tới cơ quan cấp Lý lịch tư pháp đã đăng ký trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp tờ khai online
Dánh sách hồ sơ xin cấp Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

8. Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Có 3 cách để làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã hoặc đang ở Việt Nam, bao gồm:

  • Cách 1: Tự xin hoặc ủy quyền cho bạn bè/người thân/cán bộ nhân sự của công ty mà người nước ngoài đang làm việc xin trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp;
  • Cách 2: Xin onine;
  • Cách 3: Xin qua bưu điện

Dưới đây là quy trình/thủ tục cụ thể từng cách.

8.1 Nộp trực tiếp tại đơn vị cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Theo hình thức này, dù người nước ngoài trực tiếp xin hoặc ủy quyền cho người khác xin thì đều phải tuân thủ quy trình 3 bước như sau;

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người nước ngoài hoặc người được ủy quyền xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ theo danh mục được liệt kê tại phần Hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài theo hình thức nộp tương đương.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài sẽ được nộp tại:

  • Sở Tư pháp tại tỉnh/thành phố nơi lưu trú nếu đang đăng ký tạm trú tại Việt Nam, hoặc
  • Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nếu đã từng lưu trú tại Việt Nam nhưng hiện tại đang ở nước ngoài.

Sau đó, người xin cấp sẽ nộp phí làm Lý lịch tư pháp cho đơn vị xét duyệt và cấp.Sau đó, người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu.

Bước 3. Nhận kết quả

Vào ngày ghi trên giấy hẹn, người yêu cầu mang theo CMND/Hộ chiếu sẽ đến nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.

Khi nhận kết quả, người nhận phải kiểm tra tất cả thông tin trên Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp.

8.2 Làm lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài online

Để tiết kiệm thời gian, người nước ngoài cũng có thể tiến hành xin cấp lý lịch tư pháp qua mạng. Thủ tục làm lý lịch tư pháp online cho người nước ngoài như sau:

  • Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
  • Chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
    • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; hoặc
    • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;
  • Nhập Tờ khai;
  • Thanh toán phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp tới tài khoản của Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (nếu không nộp hồ sơ trực tiếp).
  • Nộp hồ sơ theo danh sách hướng dẫn bên trên và nhận kết quả.

>> Xem hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online

8.3 Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua bưu điện

Đây cũng là một cách tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người nước ngoài khi cần xin Lý lịch tư pháp Việt Nam, kể cả người nước ngoài đó đang ở Việt Nam hay đã từng lưu trú tại Việt Nam.

Quy trình làm lý lịch tư pháp qua bưu điện cho người nước ngoài như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở trên,
  • Bước 2: Chuyển khoản tiền phí vào tài khoản của Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp hoặc nộp phí qua bưu điện nếu không nộp hồ sơ trực tiếp.
  • Bước 3: Mang hồ sơ tới bưu điện để gửi lên đơn vị cấp Lý lịch tư pháp.
  • Bước 4: Kiểm tra email hoặc tin nhắn để xem phiếu hẹn kết quả hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.
  • Bước 5: Nhận kết quả theo hình thức đã chọn.

Xem hướng dẫn chi tiết về Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện mới nhất.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoại tại Việt Nam. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline +84.946.583.583 hoặc email [email protected] để được giải đáp.

header header header header